Tìm hiểu bộ hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

Khi muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay sang tên, thế chấp ngân hàng,….đều cần chứng minh được quyền sở hữu đối với mảnh đất đó. Nói cách khác, khi làm chủ mảnh đất, người sở hữu cần biết rõ hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì và những giấy tờ đó có hợp lệ hợp pháp hay không. Hãy cùng Đông Anh Land tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết thông qua bài viết sau nhé.

Mục lục bài viết

Bộ hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì?

Để chuyển nhượng đất cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất

Theo quy định, công dân cần đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp để thuận tiện cho công tác kiểm tra, quản lý (Luật cư trú cụ thể tại điều 19). Theo đó, bộ hồ sơ đầy đủ cũng cần chứng minh được giấy tờ liên quan đến chỗ ở hợp pháp, bao gồm những tài liệu sau đây:

  • Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
  • Bản khai nhân khẩu.
  • Giấy chuyển hộ khẩu nếu thuộc trường hợp nằm tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hiện tại là hợp pháp.

Ngoài ra, hồ sơ cần thiết nếu xảy ra mua bán, chuyển nhượng đất đai cần có thêm những loại giấy tờ sau:

  • Sổ hộ khẩu bản gốc và chứng minh thư (trong trường hợp người nước ngoài cần hộ chiếu thay thế cho chứng minh nhân dân).
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu đang độc thân hoặc giấy chứng nhận kết hôn bản gốc khi đã có gia đình.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc hay còn được gọi là sổ đỏ – sổ hồng
  • Giấy xác nhận nếu đã kết hôn nhưng tài sản của riêng.

>>Đọc thêm: Thủ tục làm sổ đỏ và quy trình thực hiện

Hướng dẫn thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất

Bộ hồ sơ đăng ký gồm những tài liệu nào?

Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất thường được giải quyết trong 30 ngày

Hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì? Cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong bộ hồ sơ. Cụ thể, để đăng ký làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người đi đăng ký cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau (Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT):

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 04a/ĐK
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (sổ đỏ hoặc sổ hồng)
  • Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính tùy theo diện tích đất, giá trị đất và các thông tin miễn giảm nghĩa vụ tài chính đất đai, tài sản gắn liền với đất.

Thông thường Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất sau khi tiếp nhận đầy đủ sẽ được xử lý chậm nhất trong vòng 30 và 40 ngày (đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện khó khăn.) Trừ các ngày lễ tết theo quy định của pháp luật.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký giấy chứng nhận

Bộ hồ sơ đăng ký gồm những tài liệu nào?
  • Người đăng ký chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo quy định của UBND cấp tỉnh tùy theo trường hợp cụ thể. Đối với hộ kinh doanh hoặc cá nhân có thể nộp tại UBND cấp xã.
  • Cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra và thông báo tình trạng hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ hay không trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận và yêu cầu bổ sung những thông tin cần thiết theo quy định. Đồng thời giao cho người nộp hồ sơ phiếu tiếp nhận hồ sơ có liệt kê tất cả những chứng từ đã nộp.
  • Hồ sơ được giải quyết và trả kết quả đúng hạn cho người dân, đồng thời văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng sẽ cập nhật thông tin thửa đất đăng ký tại hồ sơ địa chính để làm cơ sở quản lý.

>>Đọc thêm: Hồ sơ địa chính là gì và các thành phần trong mỗi bộ hồ sơ

Kết luận

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu hồ sơ pháp lý đất đai gồm những gì và cách để đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Để được hướng dẫn chi tiết hơn, người đăng ký nên đến các cơ quan nhà nước để được hỗ trợ.

>>Tham khảo thêm những thông tin bài viết mới tại Đông Anh Land

Có thể bạn quan tâm