Ga Đông Anh ở đâu và có thể di chuyển đến những ga nào?

Ga Đông Anh ở đâu và thuộc tuyến đường sắt nào và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm nào? Những nhà ga nào là điểm đến từ nhà ga Đông Anh và ý nghĩa của nhà ga Đông Anh trong việc kết nối giao thông? Cùng Đông Anh Land tìm hiểu rõ về ga Đông Anh thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Nhà ga Đông Anh ở đâu?

Nhà ga Đông Anh thuộc thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh

Nhà ga Đông Anh là nhà ga xe lửa thuộc tổ 13 của thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh. Công trình được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XIX và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1902 cho đến nay. Trong đó, tuyến đường sắt di chuyển chính của ga Đông Anh hướng đến Hà Nội là chủ yếu với 5 chuyến liên tục bao gồm: SP2, SP4, SP8, LC4 và 1902. Ngoài ra còn 4 chuyến khác là SP1, SP3, SP7 và LC3 di chuyển đến Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Yên Bái, Lào Cai. Tàu 1901 đến nhà ga Thái Nguyên và HP1, LP3, LP5 và LP7 đến Hải Phòng, Hải Dương.

>>Đọc thêm: Thông tin về xã Kim Chung Đông Anh Hà Nội

Xe lửa Ga Đông Anh chạy trên tuyến đường sắt nào?

Ga Đông Anh vận hành chủ yếu trên hai tuyến đường sắt chính của miền Bắc là tuyến Đường sắt Hà Nội – Lào Cai và tuyến Đường sắt Hà Nội – Quan Triều. Cụ thể như sau:

Tuyến Đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Ga Đông Anh chạy trên tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai

Tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai dài 296km là tuyến đường có từ thời cai trị của thực dân Pháp và có sự nối liền các tỉnh trung du với miền núi Tây Bắc. Trong đó, điểm ga đầu nằm ở Hà Nội và chặng cuối nằm tại Lào Cai, tuyến đường cũng đồng thời xuyên qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Yên Bái và kết nối với hàng loạt nhà ga khác bao gồm: Ga Hà Nội, ga Long Biên, ga Gia Lâm, ga Mê Linh hay ga Đông Anh,… Đặc biệt, tuyến đường này còn kết nối đường sắt Côn Minh – Hà Khẩu thuộc Trung Quốc.

Đường sắt Hà Nội – Quan Triều

Tuyến Đường sắt Hà Nội – Quan Triều có chiều dài 75km và còn được gọi với tên khác là Đường sắt Thái Hà, đây là tuyến đường có ý nghĩa lưu thông qua trọng với đồng bằng sông Hồng. Trong đó, điểm đầu là ga Long Biên, Hà Nội và điểm cuối thuộc ga Quán Triều, Thái Nguyên. Tuyến Đường sắt Hà Nội – Quan Triều đi chung một đoạn với tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng và tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

Từ Ga Đông Anh có thể di chuyển đến những ga nào?

Từ ga Đông Anh có thể di chuyển đến 35 ga khác nhau

Ga Đông Anh ở đâu và từ ga Đông Anh có thể di chuyển đến những khu vực nào? Với sự kết nối rộng rãi, từ ga Đông Anh hành khách được phép kết nối di chuyển đến 35 nhà ga khác nhau liên tục trong ngày. Lấy ví dụ như đi ga Yên Viên, ga Gia Lâm, ga Hà Nội, ga Vĩnh Yên, ga Phúc Yên, ga Vũ Ẻn, ga Việt Trì, ga Yên Bái, ga Phú Thọ, ga Mậu A hay ga Trái Hút,…

>>Đọc thêm: Tìm hiểu cổng thông tin điện tử Huyện Đông Anh

Mua vé trực tuyến đi từ ga Đông Anh nhanh chóng, tiện lợi

Đặt vé trực tuyến đi từ ga Đông Anh nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, việc mua vé tàu không nhất thiết phải di chuyển đến ga Đông Anh mà có thể thực hiện thông qua kết nối internet. Chỉ cần truy cập trang https://vetau.alltours.vn/ hành khách có thể đã nhanh chóng đặt được vé tàu ngay tại bất kỳ nơi nào và thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Trong đó, ga Đông Anh có 3 tài khoản giao dịch chính bao gồm tài khoản ngân hàng HD Bank, Agribank và Vietcombank đều có thể trực tiếp ghi nhận và giữ vé cho khách nhanh chóng.

Như vậy, sau khi tìm hiểu ga Đông Anh ở đâu và những thông tin liên quan về tuyến đường di chuyển, hình thức mua vé,…có thể thấy rằng đây là một trong những mốc nối quan trọng trong hệ thống giao thông của khu vực miền Bắc. Ngoài vận chuyển hành khách, đây còn là con đường chủ chốt trong vận chuyển hàng hóa, kết nối giao thương giữa các khu vực với nhau.

>>Tham khảo thêm những bài viết mới nhất tại Đông Anh Land

Có thể bạn quan tâm